Rất nhiều sản phẩm trong cuộc sống được sử dụng từ các loại vải đặc biệt là trong ngành may mặc thời trang. Quần áo là vật dụng làm từ vải luôn rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhận biết các loại vải, nắm rõ những đặc tính, ưu điểm, nhược điểm của từng loại sẽ giúp chúng ta sử dụng chúng tốt hơn. Đặc biệt với những ai kinh doanh trong ngành may mặc thời trang, cụ thể là về quần áo trẻ em thì đây là một kiến thức vô cùng quan trọng, giúp bạn chọn lựa những mẫu mã phù hợp cho Shop của mình.
1.VẢI THÔ COTTON
Vải thô Cotton hiện nay đang là chất liệu vải may mặc phổ biến nhất hiện nay do những đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái khi mặc.
Vải Cotton là một loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó thành phần chính là sợi bông, có khả năng hút/ thấm nước rất cao, và không tạo ra các nguy cơ dị ứng. Chính vì vậy mà sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.
Vải Cotton – Hình ảnh sưu tầm
Ưu điểm: Về ưu điểm, thì vải Cotton thấm hút mồ hôi rất tốt đem lại sự thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
Nhược điểm: Về nhược điểm của chất liệu Cotton là mình vải khá cứng, nên thường chỉ thích hợp với nam giới. Vì vậy để khắc phục được tình trạng này, bằng cách pha thêm sợi Spandex vào để vải trở nên mềm mại hơn, thích hợp với cả phái nữ.
Vì là chất liệu từ thiên nhiên nên giá thành của những bộ trang phục Cotton cũng khá cao.
Vải Cotton gồm các loại:
- 100 % Cotton
- Cotton 65/35 (CVC)
- Tixi (Cotton 35/65)
100 % Cotton
Cotton 100% là chất liệu vải chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc, mục, không pha thêm bất cứ thành phần nào. Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, rất thích hợp với khí hậu của nước ta, vì là 100% Cotton nên có giá thành cao.
Cotton 65/35 (CVC)
Là loại vải với sự kết hợp của 2 loại sợi PE và Cotton với tỉ lệ 65% Cotton và 35% PE.
Cotton 65/35 có độ bền khá cao, độ co dãn và thấm mồ hôi cũng rất tốt. Giá cả của loại vải này rẻ hơn so với loại vải Cotton 100%.
Tixi (Cotton 35/65)
Là loại vải với sự kết hợp giữa Cotton và PE, với loại vải Tixi thì tỉ lệ này là 35% Cotton và 65% PE. Với tỉ lệ này đây là loại vải được sử dụng khá phổ biến trong may mặc hiện nay vì giá thành không cao so với 2 loại vải trên.
Bạn có thể vào link sau tìm hiểu kỹ thêm về vải Cotton
2.VẢI KAKI
Vải Kaki với chất liệu dày, cứng so với các chất liệu vải khác cho nên đây là loại vải chuyên dùng để may quần, thời trang công sở, đồng phục bảo hộ lao động.
Ưu điểm:
– Ít nhăn, và dễ giặt ủi.
– Giữ màu tốt, không bị phai.
– Kaki thun thiết kế thời trang mặc rất thoải mái.
3. VẢI KATE
Vải Kate có nguồn gốc từ sợi TC, là sợi vải được pha giữa Cotton và Polyester.
Là loại vải sơ mi được ưa chuộng nhất hiện nay.
4. VẢI LANH (VẢI LINEN)
Vải lanh hay còn gọi là vải linen là loại vải mỏng, mát, thường được sử dụng để may quần áo thường ngày khá nhiều. Vải có nguồn gốc từ chất liệu tự nhiên, rất mỏng và mềm.
Ưu điểm:
– Được dệt từ chất liệu thiên nhiên, không gây kích ứng cho da.
– Vải cứng nên đứng dáng khi may quần áo.
– Vải thấm mồ hôi tốt và độ bền cao.
Nhược điểm:
– Rất dễ nhăn sau khi giặc.
– Không có độ co giãn cao.
Vải lanh – Hình ảnh sưu tầm
5. VẢI NỈ
Vải nỉ được các bạn sư dụng rất phổ biến trong thiết kế các đồ vật Handmade. Bề mặt vải được bao phủ bởi một lớp lông ngắn và mượt, rất mềm mại.
Vải nỉ – Hình ảnh sưu tầm
6. VẢI JEAN
Chắc hẳn các bạn quá quen thuộc với chất liểu vải Jean, là loại vải được sử dụng rất nhiều trong thời trang may mặc, phổ biến như quần jean, áo jean, áo khoác jean …
Vải jean là một loại vải bông thô được làm từ chất liệu cotton duck, được ra đời từ năm 1873 bởi Jacob Davis và Levis Strauss. Khi nhắc tới vải jean không ít người lầm tưởng giữa jean và denim là một nhưng không phải như vậy.
Denim là 1 loại chất liệu may từ vải cotton cứng với các sợi đan chéo, trong đó một sợi ngang nằm dưới hai hoặc nhiều sợi dọc. Từ thế kỷ 17 đến nay, vải Denim được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như: may bọc cho ghế, màn cửa, và cả trang phục…
Để tìm hiểu sâu thêm về vải Jean và Denim thì có rất nhiều nguồn tài liệu nói về sự ra đời và hình thành của loại vải jean này, Tikakids chỉ xin giới thiệu khái quát cơ bản về nó. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về nó thì ở bài sau Tikakids sẽ nói rõ hơn về sự ra đời và những ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống.
LỜI KẾT
Những đặc tính riêng biệt về từng loại vải trên có thể giúp bạn phân biệt, nhận biết các loại vải hiện nay, được sử dụng rất nhiều trên thị trường. Ngoài ra còn thêm 1 số loại vải khác mà Tikakids chưa đề cập đến, các bạn có thể tìm hiểu thêm từ những nguồn tài liệu khác.